9 cách dạy trẻ tự lập từ khi còn nhỏ

Dạy trẻ tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất cần thiết. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Do đó, bố mẹ nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt.
Tự lập là một cách sống độc lập, trẻ sẽ tự chịu tránh nhiệm với công việc của mình. Dạy con tự lập là cách tốt nhất để trẻ không trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết một vài kỹ năng mà trẻ có thể làm được. Vậy những kỹ năng đó là gì, hãy cùng Hanoi Center Kids tham khảo qua 9 cách này nhé!



1. DẠY TRẺ TỰ LẬP BẰNG CÁCH ĐỂ TRẺ TỰ MẶC QUẦN ÁO HÀNG NGÀY
Bố mẹ thường có thói quen mặc quần áo cho con mà không để con tự làm điều đó. Một trong những việc con tự làm là tự mặc quần áo. Trẻ có thể tự mặc quần áo cơ bản như quần hay giày dép. Bố mẹ có thể giúp bằng cách đặt quần áo ra ngoài để con dễ dàng lựa chọn đồ mà con thích. Tuy nhiên, đừng để trẻ chọn những kiểu quần áo có nhiều dây hay nút áo. Bố mẹ hãy sẵn sàng giúp trẻ nhưng phải có sự kiên nhẫn. Bằng cách tự mặc quần áo, trẻ có thể học được những kỹ năng cần thiết và tính tự lập.



2. DẠY TRẺ TỰ LẬP BẰNG CÁCH CHO TRẺ TỰ MÚC ĂN
Khi trẻ nhất định đòi tự múc ăn và cho đồ ăn vào bát của mình, đây là một dấu hiệu đáng mừng bố mẹ nhé. Hầu hết trẻ có thể tự ăn bằng thìa, nĩa và cũng tự uống nước. Nếu trẻ kén ăn, bố mẹ hãy gợi ý cho trẻ biết nên để gì vào bát. Bố mẹ hãy thử làm món ăn hấp dẫn hơn ví dụ như trộn bông cải xanh với phô mai. Ngoài ra, bố mẹ có thể làm cho bữa ăn thêm vui nhộn với những món ăn mà trẻ có thể dùng tay lấy, ví dụ như bánh mì cắt nhỏ, rau củ quả luộc,...




3. DẠY TRẺ TỰ LẬP BẰNG CÁCH CHO TRẺ TỰ VỆ SINH CÁ NHÂN
Khi trẻ lớn dần, trẻ bắt đầu hứng thú với việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Lúc này, trẻ biết nói cho bố mẹ biết khi nào trẻ muốn tự vệ sinh cá nhân. Bố mẹ nên tạo thói quen tự dùng bàn chải, tự dùng khăn lau mặt.
Thỉnh thoảng trẻ có thể gặp một số sự cố khi ngồi nhưng nếu trẻ thường xuyên gặp sự cố có thể là do trẻ không thích điều này. Bố mẹ có thể tập cho trẻ làm quen dần dần đến khi trẻ sẵn sàng cho việc này.
Khi trẻ sẵn sàng học, bố mẹ hãy khuyến khích, khen ngợi việc trẻ tự đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh,... Điều này giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều đấy.


4. ĐỂ TRẺ TẬP KẾT BẠN CŨNG LÀ MỘT CÁCH DẠY TRẺ TỰ LẬP
Tiến sĩ tâm lý học Susan Bartell nói rằng, trẻ 3 tuổi chưa biết cách chia sẻ cảm xúc của mình nhưng sự nhận thức về cảm xúc của người khác bắt đầu phát triển. Trẻ sẵn sàng kết bạn với mọi người xung quanh và không cần sự giúp đỡ từ bố mẹ đấy. Hãy sắp xếp những buổi đi chơi ngoài trời và tạo điều kiện để trẻ có những nhóm bạn nhỏ. Bằng việc vui chơi với bạn bè, trẻ sẽ có cơ hội làm quen những mối quan hệ khác.




5. CHO TRẺ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
Các lớp học dành cho trẻ sẽ giúp trẻ học và phát triển nhiều kỹ năng. 3 tuổi là thời gian hoàn hảo để trẻ hòa nhập với một nhóm bạn. Tham gia các lớp thể thao, trẻ sẽ được học những khái niệm cơ bản như bóng rổ, bóng đá… đồng thời trẻ cũng biết cách làm việc theo nhóm.
Ngoài ra, việc tham gia các lớp học bơi lội để phát triển sự linh hoạt, cân bằng thậm chí là vượt qua nỗi sợ hãi. Đối với những trẻ thể hiện sự sáng tạo, các lớp nghệ thuật và âm nhạc là những cách tuyệt vời để thực hành những kỹ năng mới. Dù trẻ yêu thích hoạt động nào, con cũng phát triển được những kỹ năng quan trọng khi vui chơi cùng bạn bè.




6. LÀM VIỆC NHÀ CŨNG LÀ MỘT CÁCH DẠY TRẺ TỰ LẬP
Những đứa trẻ thường thích làm việc nhà và có thể bố mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi trẻ yêu làm điều này. Trẻ có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ như: “Chơi xong, con nhớ dẹp đồ chơi vào giỏ nhé” hay “Để chén vào bồn rửa đi con”. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến khả năng của trẻ. Nếu công việc quá phức tạp, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng. Làm việc nhà là một cách tốt thúc đẩy các thói quen lành mạnh ở trẻ. Bạn có thể khuyến khích trẻ đặt quần áo vào ngăn kéo mỗi ngày và để đồ chơi vào thùng cho gọn gàng.


7. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Khi trẻ lớn dần lên, trẻ có thể nói chuyện nhiều. Lúc này, vốn từ vựng của trẻ khoảng 300 chữ và trẻ có thể dùng những từ đơn giản hay đặt câu với 3 – 4 từ. Thậm chí khi bố mẹ thấy trẻ đang ngồi im lặng nhưngtrẻ vẫn đang suy nghĩ và hiểu nhiều hơn bố mẹ tưởng tượng đấy. Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là nói chuyện với trẻ. Ví dụ: “Con đang cảm thấy như thế nào?”, “Thời tiết hôm nay ra sao?”… Bằng cách này, trẻ có thể học được nhiều từ vựng và ngữ pháp mới.


8. DẠY TRẺ TỰ LẬP LÀ BIẾT CÁCH KIỀM CHẾ CƠN GIẬN
Quãng thời gian từ 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu biết bùng phát cơn giận. Lúc này, bố mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đừng la hét vào mặt trẻ. Bố mẹ hãy bỏ qua cơn giận dữ, cố gắng trò chuyện với trẻ để giúp trẻ bình tĩnh. Ngoài ra, bạn có thể làm cho trẻ cười bằng cách kể một câu chuyện vui hay ôm trẻ vào lòng và nói là “Mẹ yêu con”.


9. LÀM THEO HƯỚNG DẪN ĐƠN GIẢN HAY ĐƯA RA SỰ LỰA CHỌN
Khi bố mẹ yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, hãy nói với trẻ một cách thẳng thắn và chắc chắn. Khi bố mẹ nhờ, trẻ có thể sẽ từ chối đấy. Thay vì nói với bố mẹ: “Nhặt cho mẹ cái bút đó”, bạn nên nói: “Con có thể giúp mẹ lấy cái bút đó không?”. Sau khi trẻ giúp xong, đừng quên dành một lời khen ngợi cho trẻ nhé.
Đôi khi trẻ cũng tự làm theo ý mình. Khi bố mẹ mặc quần áo, bố mẹ có thể hỏi trẻ muốn mặc áo khoác màu đen hay áo len màu trắng. Việc đưa ra 2 sự lựa chọn có thể giúp bố mẹ và trẻ đều vui vẻ.
Trên đây là một số cách bố mẹ có thể dạy trẻ tự lập khi còn nhỏ. Để trẻ học được tính tự lập, sống có trách nhiệm hơn và tự tin hơn, bố mẹ hãy tạo cho trẻ cơ hội như một số cách trên để trẻ làm quen dần dần. Chắc chắc khi trẻ đã làm được bố mẹ sẽ cảm thấy rất vui đúng không nào?

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay