10 cách ba mẹ nhận biết những khả năng đặc biệt của con

Mỗi trẻ đều có tài năng ẩn chứa ở một hoặc vài lĩnh vực. Do vậy, nếu phụ huynh có cách nhận biết tài năng của trẻ từ sớm thì tài năng của các em sẽ được vun đắp, phát triển kịp thời. Bài viết dưới đây của Hanoi Center Kids gợi ý cho cha mẹ 10 cách để nhận biết tài năng của trẻ.

1. Quan sát niềm đam mê tự nhiên của con

Đây là cách nhận biết tài năng của trẻ điển hình nhất mà cha mẹ nào cũng có thể thực hiện. Cha mẹ dễ dàng nhận diện được đam mê và năng khiếu của trẻ khi quan sát con tập trung làm việc gì đó. Trẻ sẽ dành toàn bộ năng lượng và sự tò mò mãnh liệt vào điều mà chúng thực sự quan tâm. Đó là dấu hiệu cho thấy trẻ có năng khiếu đặc biệt.


Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em, đang bơi và bể bơi

Ví dụ, trẻ có thói quen sắp xếp đồ chơi hoặc các vật dụng theo cặp đôi, hàng lối, màu sắc, hình dạng hoặc kích thước cho thấy trẻ thích những thứ theo trật tự, có tổ chức. Trong giáo dục năng khiếu, đây là dấu hiệu của trẻ có tư duy phân tích, tổ chức tốt. Đồng thời đây cũng là biểu hiện của trẻ có tài năng về khoa học và toán học.

2. Lưu ý các môn học điểm cao, con thể hiện năng khiếu trong lĩnh vực cụ thể

Tài năng của trẻ có mối liên hệ mật thiết tới tính chất của môn học. Ví dụ, trẻ đạt thành tích tốt môn thể dục cho thấy con có tài năng vận động rõ rệt. Trẻ ưa thích các hoạt động thể chất, thực hiện chúng một cách dễ dàng và đạt được kết quả cao hơn so với các bạn.

3. Đánh giá trong cách con trẻ trò chuyện, giao tiếp

Trẻ có tài năng giao tiếp thường có vốn từ vựng phong phú và có khả năng tham gia vào các cuộc hội thoại từ sớm. Tùy vào độ tuổi mà ngôn từ của trẻ sẽ có sự phát triển dần theo thời gian.

Cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ có xu hướng sử dụng nhiều từ ghép, kể cả những từ mang tính tượng hình, tượng thanh (như “rì rầm”, “ầm ầm”, “í ới”) trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, trẻ cũng biết đưa ra các phép so sánh để biểu đạt ý nghĩa của câu nói.


4. Đánh giá trẻ có nhiều kiến thức về thế giới xung quanh

Những đứa trẻ tài năng thường liên tục đặt câu hỏi về môi trường sống và các hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Trẻ sẽ tò mò về những gì các con cảm nhận được, nghe, nhìn, ngửi và nếm.

Có thể là hình ảnh về 1 người và em bé

Ví dụ, khi nghe một bài hát, trẻ có thể đặt ra những câu hỏi về người sáng tác bài hát, người biểu diễn hay ý nghĩa của bài hát. Hoặc khi quan sát một cái cây, trẻ sẽ thắc mắc vì sao lá cây có màu xanh, cây hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào để lớn lên?

5. Quan sát khả năng xử lý vấn đề của trẻ

Quan sát khả năng xử lý vấn đề cũng là một trong những cách nhận biết tài năng của trẻ hữu hiệu mà cha mẹ cần lưu ý. Biểu hiện của trẻ có năng khiếu xử lý vấn đề thể hiện ở các điểm:

  • Trẻ đưa ra nhiều hơn 1 giải pháp cho 1 vấn đề.

  • Suy nghĩ và có hướng giải quyết vấn đề khác với những cách thông thường.

  • Tìm ra sự mâu thuẫn, mơ hồ trong khi giải quyết vấn đề.

  • Tìm ra sự liên kết giữa các yếu tố trong vấn đề.

Phụ huynh hãy chú ý quan sát phản ứng và cách xử lý tình huống của các con khi đối diện với một vấn đề nào đó. Hoặc phụ huynh có thể cùng con đưa ra một tình huống và yêu cầu trẻ đưa ra cách giải quyết.

Ví dụ, cha mẹ đặt giả thuyết “Gia đình chúng ta thường xuyên đi bơi muộn, theo con có những cách nào để chúng ta tới đúng giờ?”.

6. Đánh giá khả năng nhận thức cảm xúc

Cách thể hiện cảm xúc sẽ phản ánh tài năng của trẻ. Trẻ có tài năng thường bộc lộ cảm xúc cá nhân mạnh mẽ nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ đồng cảm với cảm xúc của người khác.

Sự phát triển cảm xúc của trẻ sẽ diễn ra theo từng độ tuổi. Cha mẹ chú ý quan sát và đánh giá khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ từ 2 tuổi trở đi. Trẻ ở độ tuổi này đã làm quen với các kỹ năng xã hội thông qua cha mẹ và quá trình giao tiếp với những người xung quanh.


7. Quan sát các hành động của trẻ thông minh vượt trội, IQ cao

Chỉ số thông minh của trẻ dao động từ 85 – 115. Trẻ có chỉ số IQ trên 130 được coi là trẻ có trí thông minh vượt trội. Nếu chỉ số IQ cao hơn 150, trẻ còn được xem là có năng khiếu đặc biệt.


Có thể là hình ảnh về 6 người, trẻ em, mọi người đang học và đồ chơi trẻ em

Tuy nhiên, cách nhận biết tài năng của trẻ thông qua chỉ số IQ không phải phương pháp tối ưu. Bởi trí thông minh của trẻ còn phụ thuộc vào các chỉ số, yếu tố chủ quan khác. Do đó, trẻ không có chỉ số IQ cao không có nghĩa là con không có tài năng gì.

8. Để ý khả năng sáng tạo của con

Sự sáng tạo của trẻ có thể bắt đầu từ khả năng bắt chước, mô phỏng và tái tạo và phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, tình huống chứ không phải lúc nào cũng có chủ đích. Chỉ với một vài mẩu gỗ hay vải vụn, miếng giấy dán, trẻ có thể tạo ra món đồ chơi yêu thích cho mình. Quá trình thực hiện thu hút toàn bộ sự tập trung và tâm trí của trẻ.

Trẻ có tài năng thường có trí tưởng tượng phong phú bẩm sinh. Trẻ yêu thích các trò chơi nhập vai, giả tưởng và thường xuyên đưa ra những chi tiết độc đáo trong câu chuyện/ vở kịch của mình. Trẻ có khả năng sáng tạo tốt cũng có khả năng sử dụng ngôn ngữ phức tạp tốt hơn.


9. Đánh giá trẻ có năng khiếu vận động

Trẻ có năng khiếu vận động thường có các biểu hiện như:

  • Yêu thể thao, thích vận động, khó ngồi im trong thời gian dài.

  • Khi vận động thường nảy ra nhiều ý tưởng hay.

  • Thời gian rảnh thường dành cho các hoạt động vui chơi bên ngoài.

  • Khả năng vận động cơ thể tốt, phối hợp vận động với người khác nhịp nhàng.

  • Có khả năng biểu đạt suy nghĩ thông qua ngôn ngữ cơ thể.

  • Ưa thích học và ghi nhớ kiến thức bằng thí nghiệm, thực hành thay vì chỉ học qua sách vở, tài liệu.

Trẻ có tài năng vận động ưa thích sự chuyển động, thích làm mọi thứ khi đang di chuyển. Trẻ dễ bị thu hút bởi các môn thể thao vận động như bơi lội, bóng đá, đạp xe,…

10. Chú ý xem liệu con có năng khiếu nghệ thuật

Trẻ tài năng có niềm đam mê mãnh liệt khi tiếp xúc với các bộ môn nghệ thuật. Trẻ cũng dễ dàng thể hiện bản thân mình thông qua các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, diễn xuất kịch.


Có thể là hình ảnh về 5 người, trẻ em, mọi người đang học, đồ chơi trẻ em và văn bản cho biết 'HANOI KIDS'

Năng khiếu nghệ thuật mở ra cho trẻ nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Do vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát xem trẻ có năng khiếu nghệ thuật nào nổi trội không để hỗ trợ cho con định hướng nghề nghiệp ngay từ nhỏ.

Tài năng của trẻ có thể tự phát triển trong quá trình sinh sống và học tập. Quá trình này sẽ hiệu quả hơn nếu tài năng đó được phát hiện sớm và có sự định hướng, hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường.

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay