Bí kíp giúp trẻ mọc răng đều, đẹp, khỏe


​Thông thường, thời gian thay răng sữa của trẻ sẽ kéo dài khoảng 6 năm. Trong quá trình đó, làm sao để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con đúng cách, làm sao để bé thay răng đẹp là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.
 


1. Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn

Luôn theo dõi sự phát triển của răng bé giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường của răng miệng. Những vấn đề thường gặp có thể là răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc sai vị trí, răng mọc không đều, răng bị thưa, hô hoặc móm. Đôi khi, một số trẻ gặp phải tình trạng có quá ít răng vĩnh viễn (răng bị mất bẩm sinh). Và ngược lại, một vài bé cũng có thể có thêm răng (răng thừa). Việc theo dõi sát sao sự phát triển răng của trẻ sẽ giúp khắc phục vấn đề sớm hơn, hiệu quả hơn và dễ dàng hơn.

2. Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng



Khi trẻ đến tuổi thay răng sữa hoặc khi thấy răng sữa của các bé bắt đầu lung lay, phụ huynh thường thắc mắc “có nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà?”. Cần lưu ý rằng, một trong những bí quyết làm sao để bé thay răng đẹp là không nên nhổ răng sữa khi chưa đúng lúc. Lý do là vì thời điểm nhổ răng sữa có thể ảnh hưởng đến khả năng mọc thẳng hàng của răng vĩnh viễn. Cụ thể:

- Nếu nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai
- Nếu nhổ răng sữa quá muộn thì răng vĩnh viễn không có chỗ để phát triển, khiến răng mọc lệch, chen chúc.

Ngoài ra, việc tự ý nhổ răng sai thời điểm, không đúng cách còn còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng chân răng.


3. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho bé

Răng sữa khỏe mạnh thường có nghĩa là răng trưởng thành cũng khỏe mạnh. Việc không vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn uống có thể khiến sữa và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng gây ra mảng bám trên răng. Vì vậy điều quan trọng là không được bỏ qua việc đánh răng.



Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên đánh răng 2 lần/ngày – sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Đảm bảo trẻ đánh răng đủ 2 phút/lần, bao gồm:

- Chải xung quanh các bề mặt răng bên trong, nơi răng tiếp xúc với nướu và cả bề mặt nhai trên cùng
- Ở mặt trước của răng, chải xung quanh bề mặt bên ngoài răng, gần với nướu.

Ngoài ra, để có sức khỏe răng miệng lâu dài, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ về thời điểm trẻ được phép dùng chỉ nha khoa để bảo vệ nướu răng, giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng (hoặc nha chu) ở tuổi trưởng thành.


4. Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ

Ba mẹ hãy hạn chế hoặc tránh để trẻ tiêu thụ các loại đồ uống có đường và có tính axit, như soda, nước hoa quả, đồ uống thể thao. Không cho bé uống đồ uống có đường tự nhiên hoặc thêm đường, chẳng hạn như nước trái cây, thức uống có cồn, có ga, sữa có hương vị và đồ uống sô cô la. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nước trái cây là một lựa chọn lành mạnh trong ngày, nhưng loại đồ uống này có thể dẫn đến sâu răng. Bạn cần giới hạn cho bé uống không quá 120ml nước trái cây 100% mỗi ngày.



Hãy chọn đồ ăn nhẹ thông minh cho bé. Thức uống tốt nhất cho răng của trẻ là nước và sữa. Khi có thể, hãy chọn các loại thực phẩm như sữa chua, trái cây, rau tươi và các thực phẩm từ sữa khác như phô mai chẳng hạn.

Hãy cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh đồ ăn cứng, dai vì có thể gây ra các bệnh về răng. Ngoài ra, bổ sung canxi trong các món ăn như trứng, sữa… cũng là cách giúp răng chắc khỏe.


5. Loại bỏ những thói quen có hại cho răng miệng

Cha mẹ không nên để bé chạm lưỡi, tay vào vị trí răng sữa rụng. Không để bé ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, quá cứng hoặc quá dai. 

Việc mút tay, ngậm núm vú giả… cũng không nên làm trong giai đoạn thay răng. Lý do là vì thói quen mút kéo dài sẽ tác dụng lực lên răng và xương nâng đỡ răng. Việc mút ngón tay cái sau 2 tuổi có thể dẫn đến sự khác biệt về xương (thay đổi hình dạng) trong miệng và có thể phải chỉnh nha sau này. Nếu con bạn mút tay, núm vú giả, môi hoặc quần áo hoặc chăn ngoài 4 tuổi, có thể gây ra các vấn đề về sự liên kết của răng và sự phát triển của miệng, như:

- Răng bị xô về phía trước, nghĩa là răng cửa bị chìa ra ngoài và làm cho các răng khác mọc lệch lạc
- Khớp cắn bị hở
- Xương hàm bị lệch


6. Đưa bé thăm khám răng định kỳ với bác sĩ

Khám răng định kỳ 2 lần/năm và kiểm tra răng thường xuyên trong giai đoạn trẻ thay răng là điều cần thiết để có bé được hàm răng khỏe mạnh.

Việc kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên cũng giúp tăng cơ hội phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vết sâu răng nào. Hãy đưa trẻ đi khám răng bất cứ khi nào bé kêu đau răng. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của một chiếc răng bị sâu hay một vấn đề răng miệng nào đó. 

Ngoài ra, nếu phát hiện răng mọc lệch, mọc chậm, răng hô, móm… hãy đưa bé đi khám nha khoa để kịp thời điều trị.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp ba mẹ biết được các mẹo làm sao để bé thay răng đẹp.

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay