Dạy con kỹ năng tự lập từ sớm - Đúng hay sai?

Khá nhiều ba mẹ cho rằng, con còn nhỏ nên chưa cần thiết phải dạy bé tự lập. Chính vì quan niệm sai lầm này, bé gặp rắc rối lớn khi bước vào giai đoạn tiểu học và các dấu mốc tiếp theo của cuộc đời. Vì lẽ đó, bạn nên nghiên cứu kỹ về các chương trình mầm non ưu việt để sớm giúp bé cưng có được sự tự lập, kiên trì.

Vì sao cần dạy con kỹ năng tự lập càng sớm càng tốt?
Có lẽ chẳng từ ngữ  nào đủ để miêu tả hết sự yêu thương mà ba mẹ dành cho con cái. “Giọt máu” chúng ta dứt ruột sinh ra, được trau dồi, bồi đắp từ không ít hi sinh cả về thời gian, tiền bạc, công sức khiến bạn thêm nâng niu, coi con như báu vật của mình.
Thế nhưng, sẽ là sai lầm lớn nếu quý phụ huynh vì quá thương con mà bao bọc bé quá kỹ lưỡng. Không ít bố mẹ cảm thấy nuối tiếc thì đã quá muộn khi trẻ trở thành đứa bé không nghe lời, thích ỷ lại. Chính sự nuông chiều sai cách còn hại con bạn.
Trẻ khó có thể thích ứng trước môi trường mới. Đặc biệt khi gặp khó khăn, thử thách, bé không biết cách xử lý tình huống và dễ bỏ cuộc, tự ti. Trong khi đó, chúng ta không thể ở mãi bên con. Vì lẽ đó, ngay từ bây giờ, hãy rèn kỹ năng tự lập để giúp con sớm có “vũ khí” vượt qua mọi khó khăn, cản trở phía trước.
Làm thế nào để dạy con kỹ năng tự lập từ sớm?
Ở trường Mầm Non các con được * học mà chơi, chơi mà học* Giáo viên luôn đồng hành cùng các con trong mọi hoạt động. Cô luôn nhập vai là những người bạn trò chuyện , chơi cùng trẻ, qua đó trẻ học được các kỹ năng sống tự  phục vụ cho bản thân.
VD: Giờ học, giờ chơi Cô để các con tự phân công nhau lấy đồ dùng để chơi, để học.  Chơi xong biết cất gọn đồ chơi, lấy đồ dùng ở chỗ nào thì khi học xong phải cất đồ dùng đồ chơi vào đúng vị trí đó, hay giờ đi ngủ cũng vậy, cô hướng dẫn các bé tự lấy chăn, gối của mình và về đúng chỗ ngủ...
Thực tế ba mẹ cũng có thể giúp bé trở nên tự lập. Bằng chính những thủ thỉ tâm tình, những thói quen ngay tại nhà trong ăn uống, vui chơi sinh hoạt.
Bạn có thể dạy bé:

  • Cất gọn đồ chơi sau khi đã chơi, giúp trẻ vừa biết cách làm gọn không gian sống, tránh để bé ỷ lại.

  • Khi con gặp rắc rối ở bất cứ vấn đề gì, trước khi giúp đỡ, bạn hãy khuyến khích, động viên  bé tìm cách xử lý. Bằng cách này bé sẽ trở nên chủ động và tự tin hơn, tránh sự nhút nhát, phụ thuộc vào người khác.

  • Thay vì dỗ dành bé từng thìa cơm, ngay khi con biết cầm nắm, hãy dạy bé tự xúc đồ ăn. Điều này vừa giúp ba mẹ nhàn hơn khi chăm con nhỏ, vừa rèn luyện tốt thói quen ăn uống khoa học. Hơn thế nữa, cũng chính từ hành động nhỏ này, con sẽ tự lập hơn.

Sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên một đứa trẻ phát triển toàn diện ( đặc biệt là kỹ năng tự lập ở trẻ). Mong rằng các gợi ý trên sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng tự lập ở trẻ hiệu quả và giúp quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng, nhiều trải nghiệm hơn nữa.

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay