Nguồn gốc của Tết Trung thu - Vì sao gọi Trung thu là Tết Đoàn viên?

Không chỉ là lễ hội cổ truyền được nhiều trẻ em Việt Nam mong chờ, Trung Thu còn là tết Đoàn Viên, là sự háo hức, mong chờ của hàng triệu người con xa nhà.

Nguồn gốc của Tết Trung thu: Nếu như người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại truyền tụng về sự tích chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng.

Tại Việt Nam, Tết Trung thu đã trở thành truyền thống xa xưa. Có tài liệu ghi chép lại rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long để nhà vua tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Vào ngày này, người ta tổ chức các hoạt động như hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn...

Có thể là hình ảnh về 10 người, trẻ em, đồ chơi trẻ em và văn bản

Hiện nay, Tết Trung thu tại Việt Nam thường được "định nghĩa" với cái tên thân thuộc Tết Đoàn viên bởi những ý nghĩa quan trọng mà ngày Trung thu mang lại.

Bởi lẽ, theo phong tục người Việt, vào Tết Trung thu, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ đủ loại bánh trái dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng phá cỗ trông trăng. Đây cũng là ngày để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi. Trung thu cũng là ngày trẻ em khắp các vùng miền trên cả nước được tặng quà Trung thu, được tham gia các hoạt động rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… vô cùng náo nhiệt.

Các phong tục trong ngày tết Đoàn Viên

Tết Trung thu ở mỗi địa phương có các phong tục khác nhau. Và mỗi phong tục lại mang một màu sắc và ý nghĩa riêng. Rước đèn lồng: Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc là hình ảnh quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là vào dịp tết Đoàn Viên. Đèn lồng được làm cho trẻ em vui chơi, rước đèn trong lễ hội đêm rằm. Không chỉ vậy, đèn lồng còn biểu tượng cho sự ấm no và hạnh phúc gia đình.

Ngắm trăng: Trăng là biểu tượng mang ý nghĩa to lớn đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời như Việt Nam. Ngày rằm tháng tám Âm lịch là thời điểm trăng tròn nhất, sáng nhất và có thể soi rõ từng cảnh vật trong đêm. Đó cũng là lúc mà người nông dân “nhàn nhã” nhất, thảnh thơi ngắm trăng và hòa mình vào đất trời sau một ngày làm việc vất vả.

Không có mô tả ảnh.

Phá cỗ: Vào ngày tết Đoàn Viên, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên, cảm tạ trời đất, cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống tốt lành. Trăng lên cao nhất cũng là lúc các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để phá cỗ, thưởng thức hoa quả, bánh trái – thành quả đạt được trong một năm làm lụng vất vả.

Múa lân: Theo quan niệm dân gian, Lân là hình ảnh biểu tượng cho điềm lành, cho sự may mắn và phú quý. Chính vì vậy, tục múa Lân vào ngày tết Đoàn Viên có ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành đến với mọi gia đình. Tùy vào từng vùng miền mà lễ hội múa Lân có thể diễn ra vào một hoặc hai đêm (vào đêm 14 và đêm 15 âm lịch).

Không có mô tả ảnh.

Cắt bánh Trung Thu: Bánh Trung Thu là món ăn truyền thống của ngày tết Đoàn Viên. Người Việt Nam ta có phong tục tặng quà nhau bằng hai cặp bánh Trung Thu dẻo và nướng tượng trưng cho lời chúc may mắn đầy đủ, trọn vẹn.

Bánh được cắt sau khi phá cỗ và chia thành các miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình. Theo quan niệm dân gian, bánh cắt càng đều thì gia đình càng hòa thuận và hạnh phúc...

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay