Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học – 8 cách giúp trẻ vượt qua “khủng hoảng”

Khi con 2 tuổi chuẩn bị đi học, cha mẹ thường rất lo lắng và mong muốn tìm giải pháp để cùng con sớm hòa nhập với môi trường mới. Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học và những cách giúp con vượt qua “khủng hoảng” với bài viết sau đây nhé!

 
1. Biểu hiện tâm lý của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học

Khi bước sang giai đoạn 2 tuổi trẻ đã có thể tới trường để làm quen với trường lớp, bạn bè và học được nhiều điều thú vị. Giai đoạn này, trẻ sẽ có nhiều biến đổi về tâm lý khi phải ‘tạm” rời xa vòng tay của những người thân quen trong gia đình.

- Lo lắng, sợ hãi: Tâm lý thường thấy của trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học là lo lắng và sợ hãi. Trẻ thường quấy, khóc với các biểu hiện như: khóc khi đi đến trường, khóc khi không nhìn thấy bố mẹ, thậm chí khóc khi ngủ dậy và bám bố mẹ nhiều hơn. 

- Giận dỗi thường xuyên: Khi mới bắt đầu đi học trẻ thường có biểu hiện giận dỗi như: hay khóc, nín nhưng chơi một lúc lại khóc, có bạn nào chạm vào người là khóc…

- Chống đối: Khi đi học làm quen với môi trường mới trẻ sẽ “bùng nổ” cảm xúc và làm theo ý mình, chống đối lại như: không hợp tác trong ăn uống, không chịu ngủ dù mệt, không đi theo cô mà chỉ chờ ở cửa để bố mẹ đến đón…

- Muốn tự ra quyết định: Trẻ sẽ có các biểu hiện như tự chọn quần áo, ba lô khi đi học, chỉ ăn khi được lựa chọn bát, thìa theo ý muốn…

Trên đây là những biểu hiện tâm lý thường thấy ở mỗi đứa trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học. Cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy kiên trì cùng con vượt qua giai đoạn “bắt đầu” này nhé!

Trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học thường lo lắng, quấy khóc và bám bố mẹ hơn 

2. Nguyên nhân khiến trẻ sợ đến trường

Việc trẻ khóc và sợ mỗi khi đến trường là do nhận thức và tâm lý trẻ thay đổi khi làm quen với môi trường mới. Cụ thể: 

- Do phát triển về nhận thức – Nỗi sợ lo âu chia ly: Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc Unicef cho biết, tâm lý lo sợ của trẻ khi bắt đầu đi học là nỗi sợ lo âu chia ly (separation anxiety). Lo lắng về sự chia ly xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, lo lắng khi phải rời xa những người thân quen thường chăm sóc mình. Chính vì vậy, khi bắt đầu đi học bước vào môi trường mới trẻ sẽ cảm thấy sợ sệt. 

- Tâm lý thay đổi khi làm quen với môi trường mới: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên khi có sự thay đổi về môi trường, không còn ở vùng an toàn như nhà, hay bên cạnh người thân, trẻ sẽ không yên tâm. Vì vậy, khi bắt đầu đi học các yếu tố ở môi trường mới khi tiếng ồn, cảnh quan lạ….cũng khiến trẻ bật khóc, khó chịu. 

Trẻ 2 tuổi sợ đến trường vì phát triển nhận thức và tâm lý thay đổi khi làm quen với môi trường mới 

3. 8 cách giúp trẻ 2 tuổi vượt qua ‘khủng hoảng tâm lý” khi đi học
Trẻ lo lắng, khóc khi đến trường là hiện tượng tâm lý bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bạn hãy áp dụng ngay những cách sau để giúp trẻ tự tin và vui vẻ hơn khi mới đến trường.

3.1. Áp dụng thời gian tại nhà giống như ở trường trước khi cho bé đi học để tạo thói quen
Cha mẹ nên tạo cho trẻ thời gian ăn, ngủ, chơi… giống như ở lớp trước khi bắt đầu đi học hoặc vào những ngày nghỉ. Điều này giúp trẻ dễ làm quen và không cảm thấy xa lạ khi đến trường. 

3.2. Thường xuyên trò chuyện với con về trường lớp, bạn bè
Khi phụ huynh thường xuyên trò chuyện với con về trường lớp, bạn bè giúp cho bé cảm thấy hứng thú khi đi học và môi trường mới dần trở nên quen thuộc hơn với trẻ. 

3.3. Cùng bé tham quan trường trước khi đi học
Việc cùng bé tham quan trường, lớp trước khi đi học hoặc tham gia cùng con buổi học đầu tiên giúp bé tạo cảm giác thân thuộc. Sau đó, cha mẹ có thể giới thiệu, cho bé làm quen với cô, các bạn để mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi cho trẻ.

3.4. Cho bé giao tiếp với người xung quanh nhiều hơn
Khi các bé đã biết nhận thức (từ 6 tháng trở đi) cha mẹ nên cho bé giao tiếp với người xung quanh để bé tự tin hơn khi tiếp xúc với người lạ. Điều này sẽ giúp bé vui vẻ, dễ làm quen với bạn bè, thầy cô mà không sợ sệt hay lo lắng và ít quấy khóc hơn khi bước vào môi trường mới. 

3.5. Đưa đón trẻ đúng giờ
Phụ huynh nên đưa đón con đúng giờ, tránh để bé chờ đợi hay tạo cảm giác mình bị “bỏ quên”. Nếu cha mẹ đón trễ hơn so với các bạn, bé sẽ càng sợ hãi hơn khi đi học. Đặc biệt, cha mẹ không nên lấp ló, quan sát con. Bởi vì trẻ có thể nhìn thấy ba mẹ và sẽ luôn trong trạng thái tìm kiếm, hướng ánh mắt tìm người thân và có thể sẽ khóc nhiều hơn.

Cha mẹ nên đưa đón trẻ đúng giờ để tạo thói quen sinh hoạt và giúp trẻ không cảm thấy tủi thân khi bị đón muộn 

3.6. Thường xuyên trao đổi với giáo viên
Cha mẹ nên tạo cho trẻ thời gian ăn, ngủ, chơi… giống như ở lớp trước khi bắt đầu đi học hoặc vào những ngày nghỉ. Điều này giúp trẻ dễ làm quen và không cảm thấy xa lạ khi đến trường.

3.7. An ủi và chia sẻ với con, tránh quát mắng
Với những ngày đầu đến lớp trẻ thường quấy khóc, cha mẹ nên kiên nhẫn, an ủi dỗ dành để trẻ cảm thấy yên tâm hơn. Đặc biệt, các phụ huynh không nên la mắng, dọa nạt càng khiến trẻ sợ hãi và khóc nhiều hơn. 

3.8. Lựa chọn cho con môi trường học tập tốt
Hiện nay, có rất nhiều trường nhận các bé từ 1- 2 tuổi. Tuy nhiên, các phụ huynh nên lựa chọn cho con mình môi trường học tập tốt, sở hữu đội ngũ giáo viên có chuyên môn, quan tâm hỗ trợ trẻ hòa nhập với môi trường mới.

Trên đây là những chia sẻ của HCK về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, hy vọng đã giúp các phụ huynh có thêm nhiều thông tin bổ ích để đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu đời. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tâm lý trẻ khi đi học và môi trường học tập tại HCK, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay