6 phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non

Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sau này. Những đứa trẻ lớn lên với một nhân cách tốt sẽ thêm tự tin và hạnh phúc trên con đường tương lai. Bởi vì thế, ngay từ lúc con còn nhỏ, các bậc cha mẹ nên chú trọng việc giáo dục nhân cách cho con qua các hoạt động hàng ngày, được gợi ý trong bài viết sau.


 

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non
Trước khi đến với những phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non hiệu quả, chúng ta cần hiểu được các yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bên dưới:


Có thể là hình ảnh về 7 người, trẻ em, mọi người đang khiêu vũ và văn bản

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố này đóng vai trò là cơ sở, tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ mầm non. Nếu như cha mẹ đã có sẵn một tiền đề nhân cách tốt, thì khả năng cao con bạn cũng sẽ được thụ hưởng những điều tốt đẹp này.

  • Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh trẻ. Yếu tố này góp phần lớn trong quá trình xây dựng mục đích, phương tiện và điều kiện cho các hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ yếu tố môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thái độ và xu hướng của trẻ tới môi trường đó.

  • Yếu tố giáo dục: Giáo dục là yếu tố quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo. Yếu tố này giúp trẻ xây dựng được định hướng, nhận ra nhu cầu, hứng thú và con đường đúng đắn của bản thân trong tương lai. Thế nhưng, hiệu quả của giáo dục có đạt được hay không còn phụ thuộc vào sự rèn luyện của mỗi cá nhân. Không phải ai cũng sẽ có sự rèn luyện giống nhau từ nhỏ đến lớn.

  • Yếu tố hoạt động cá nhân: Yếu tố này bao gồm những hoạt động cá nhân, đam mê và hứng thú của trẻ. Những nhu cầu này kích thích và làm nảy sinh các tâm lý mới, giúp trẻ phát triển một nhân cách hoàn thiện hơn. Vì thế, tùy vào độ tuổi, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để kích thích yếu tố hoạt động cá nhân.Đây cũng được đánh giá yếu tố rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. 

2. 6 phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non

Các phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non không hề phức tạp, thậm chí có thể thực hiện được hàng ngày. Dưới đây, hãy cùng tham khảo những phương pháp giúp con xây dựng được một nhân cách tốt nhé:

Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em, mọi người đang học và đồ chơi trẻ em

2.1. Giáo dục nhân cách trẻ mầm non thông qua việc sinh hoạt hằng ngày

Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ mầm non có thể bắt đầu ngay từ các sinh hoạt hàng ngày. Ba mẹ có thể dạy con nhiều đức tính tốt như biết chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết quan tâm, biết giữ lời hứa, …. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho con thực hành những điều đã học một cách tự nhiên, không gò bó tại nơi công cộng. Từ đó giúp con xây dựng được ý thức, nhân cách tốt đẹp không chỉ trong phạm vi gia đình.

2.2. Giáo dục nhân cách trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi

Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi. Trẻ và bạn bè thường xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong lúc vui chơi như giành đồ chơi, đánh nhau, …. Thông qua những tình huống này, ba mẹ và giáo viên có thể dạy trẻ chia sẻ, hòa đồng, tránh bạo lực bằng cách giải thích rằng đánh nhau, tranh giành đồ chơi là không nên. 

Đồng thời khuyến khích con vui chơi lành mạnh, có thể cho bạn chơi trước rồi đến lượt mình, lần sau sẽ ngược lại. Bằng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ mầm này, con có thể phát triển được các đức tính tốt đẹp về tình bạn, giúp đỡ con nhiều trong tương lai.

Có thể là hình ảnh về 4 người, trẻ em, mọi người đang cười, đồ chơi trẻ em và văn bản cho biết 'HANOI CENT CENTE ER KIDS'

2.3. Giáo dục nhân cách trẻ mầm non thông qua các hoạt động học tập

Chương trình học của trẻ mầm non ưu tiên quá trình trải nghiệm, thực hành với những hoạt động sáng tạo và linh hoạt. Qua đó, trẻ dần dần hình thành kỹ năng, nhận thức về thế giới xung quanh. Đồng thời, việc tham gia các hoạt động này giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, …. Tất cả đều là những kỹ năng sống vô cùng thiết thực và cần thiết trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

2.4. Giáo dục nhân cách trẻ mầm non thông qua các hoạt động lao động

Lao động cũng là một cách giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non rất tốt. Ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho con dọn dẹp đồ chơi, phụ dọn bát đĩa hay lau bụi bẩn trên bàn. Những việc làm nhỏ này giúp con trẻ hình thành tính cách cẩn thận, nề nếp và tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, khi trẻ hoàn thành các công việc được giao, ba mẹ cũng nên tuyên dương để con cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

2.5. Bố mẹ làm gương sáng để con noi theo 

Trẻ con là một tờ giấy trắng, rất thích bắt chước những hoạt động của người lớn. Vì vậy, mỗi cư xử, mỗi lời nói của ba mẹ đều có thể để lại vết hằn sâu sắc trong tâm trí trẻ. Lúc này, song song với việc dạy con các đức tính tốt, các bậc phụ huynh cũng cần trở thành tấm gương sáng để con noi theo. Bên cạnh đó, nhân cách của người giáo viên mầm non cũng nên được coi trọng khi đây là người bên cạnh con trẻ trong nhiều thời gian.

Có thể là hình ảnh về 9 người, trẻ em, đồ chơi trẻ em và văn bản cho biết 'HANOI CENTE ER IKIDS ME P hDA'

2.6. Giáo dục nhân cách bé thông qua công tác phối hợp với gia đình và xã hội

Yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng rất lớn trong quá trình xây dựng nhân cách cho trẻ. Vì vậy, để giúp con hình thành một nhân cách tốt, ba mẹ nên cho con tham gia vào những hoạt động phối hợp giữa gia đình và xã hội. Chẳng hạn như:

  • Các hoạt động giữa nhà trường và gia đình: Ngày bảo vệ môi trường (mời phụ huynh cùng trồng cây, vệ sinh sân trường).

  • Ngày lễ của mẹ và cô, ngày hội chợ xuân, … để bé cùng tham gia.

  • Các chuyến tham quan, đi thực tế tại những nơi ý nghĩa( đền thờ, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại bộ đội, nhà bảo tàng, …).

  • Trải nghiệm công việc của các bác công nhân, nông dân và một số ngành nghề khác. 

Các tin khác

Đăng ký nhập học ngay