1. Vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện để con người trao đổi, giao tiếp, giúp người khác hiểu được suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thân.
Trong quá trình phát triển, vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ cần được các phụ huynh quan tâm và đồng hành cùng con. Các vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ bao gồm:
1.1. Sự phát triển khả năng tư duy
Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi là độ tuổi mà trẻ không ngừng học hỏi, tìm hiểu và thắc mắc về những điều xảy ra xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, những thắc mắc của trẻ mới có thể được giải đáp.
Nhờ đó mà sự hiểu biết của trẻ đối với thế giới sẽ ngày càng sâu rộng hơn, kích thích tinh thần sáng tạo và ham học hỏi của trẻ nhỏ.
Mỗi ngôn ngữ đều có một phong cách, văn hóa và di sản riêng, trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ biết cách thể hiện suy nghĩ, mong muốn một cách tốt nhất.
Vì thế một trong những vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ chính là tạo ra công cụ giúp trẻ hiểu biết thế giới theo những cách mà trẻ mong muốn.
1.2. Sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ
Ngôn ngữ là công cụ cho phép chúng ta truyền đạt thông tin, suy nghĩ, cảm xúc. Vì thế, ngôn ngữ được coi là một tập hợp các chỉ dẫn trong não cho phép con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả.
Ngôn ngữ được truyền từ người này sang người khác thông qua giọng nói, chữ viết, các phương tiện hình ảnh và thông qua những hành động của cơ thể.
Tóm lại, ngôn ngữ chính là phương tiện và nền tảng cốt lõi để trẻ học hỏi nhiều kiến thức, đồng thời dễ dàng chia sẻ, tìm tòi, nâng cao tinh thần học hỏi của trẻ nhỏ.
Tóm lại vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ cụ thể như sau:
Con thông minh, nhạy bén: Bởi vì vốn từ ngữ của con càng phong phú, thì khả năng nhận thức, học hỏi của con đối với thể giới sẽ càng cao.
Hỗ trợ con phát triển toàn diện các kỹ năng: Bởi vì có ngôn ngữ tốt, con sẽ dễ bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của mình, đồng thời biết cách kể chuyện, trình bày sự việc một cách logic. Từ đó sẽ giúp con dần hoàn thiện các kỹ năng cho bản thân trong những năm tháng đầu đời.
Giúp trẻ hình thành các thói quen, hành vi xã hội chuẩn mực: Thông qua ngôn ngữ, trẻ sẽ tích lũy kiến thức, khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành các thói quen tốt, quy tắc ứng xử, hành vi đúng mực, từ đó góp phần phát triển nhân cách tốt cho trẻ.
Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, khéo léo trong ứng xử. Khi vốn từ phong phú, trẻ sẽ dễ dàng tham gia vào các hoạt động xã hội, luôn tự tin, chủ động trong các mối quan hệ, biết cách ứng xử khéo léo với mọi người xung quanh.
Chính vì những vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ, trong những năm đầu đời, cha mẹ nên hỗ trợ, đồng hành cùng con, phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tối ưu nhất.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ
Mặc dù ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhưng khả năng phát triển của mỗi trẻ lại không giống nhau mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:
Sức khỏe và thể chất của trẻ: Các vấn đề về thính giác sẽ gây cản trở sự phát triển ngôn ngữ và giọng nói của trẻ. Trẻ bị bệnh cũng sẽ thiếu tự tin trong giao tiếp so với các bạn cùng lứa tuổi. Ngoài ra, thể chất kém cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Tác động của gia đình và xã hội: Thực tế cho thấy rằng, gia đình và những người xung quanh có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Mối quan hệ giữa trẻ với gia đình là điều kiện để trẻ trở nên thoải mái, tích cực hơn trong việc tích cực bày tỏ quan điểm của mình.
Vì thế, để trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, cha mẹ cần tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện về thể chất và sống trong môi trường được yêu thương, chia sẻ, đồng hành cùng sự phát triển của con.
3. Các biện pháp nhằm nâng cao vai trò ngôn ngữ đối với trẻ nhỏ
Để các vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ được phát triển tốt nhất, cha mẹ cần có những biện pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
3.1. Giai đoạn từ 1-3 tuổi
Giai đoạn từ 1-3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bập bẹ nói được những từ đầu tiên, do đó đây cũng chính là giai đoạn cha mẹ cần có những biện pháp nhằm nâng cao vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ.
Các biện pháp giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ bao gồm:
Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ: Trẻ thường có thói quen bắt chước người gì lớn làm, việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện với bé sẽ giúp các bé hình thành thói quen giao tiếp hàng ngày. Đây cũng là cơ hội giúp cha mẹ phát hiện những lỗi trong giao tiếp của trẻ, từ đó giúp con chỉnh sửa lỗi sai ngay từ khi còn bé.
Làm quen với âm nhạc và các môn học mang tính nghệ thuật: Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc, thơ ca, vẽ tranh, kể chuyện… Thông qua những hoạt động này sẽ cung cấp cho trẻ các mẫu câu, các từ ngữ mang tính trừu tượng. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ liên kết ngôn ngữ với hình ảnh, tăng khả năng ghi nhớ, tưởng tượng.
Thường xuyên dẫn trẻ đi tham quan, vui chơi: Cha mẹ nên dành nhiều thời gian dẫn con đi tham quan các địa điểm du lịch, công viên, sở thú, khu vui chơi… Đây là cơ hội rất tốt để con được nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng, chưa kể việc tiếp xúc thực tế sẽ làm tăng vốn từ vựng của trẻ một cách nhanh chóng.
3.2. Đối với giai đoạn từ 3-6 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về khả năng ngôn ngữ của trẻ, lúc này vốn từ vựng của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều. Cũng trong giai đoạn này, gia đình và môi trường sống có tác động rất lớn đến sự hình thành khả năng giao tiếp của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ như sau:
Đăng ký cho trẻ tham gia các câu lạc bộ: Bởi vì tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích của trẻ là cơ hội rất tốt để bé có thể trò chuyện, vui chơi với các bạn cùng lứa tuổi, từ đó giúp phát triển tốt hơn về khả năng ngôn ngữ cũng như tư duy. Qua các hoạt động của câu lạc bộ, trẻ sẽ học được cách tiếp thu, xử lý thông tin và truyền tải suy nghĩ, ý kiến của mình đến mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ còn có cơ hội được trau dồi thêm nhiều kỹ năng hữu ích khác như kỹ năng thuyết phục, hùng biện trước đám đông, giải quyết vấn đề, tư duy logic và tư duy phản biện…
Hỗ trợ con rèn luyện kỹ năng đọc và viết: Trong quá trình tiếp cận với ngôn ngữ, trẻ bắt buộc phải học 4 kỹ năng, bao gồm: nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng nghe và nói có thể được trau dồi dựa trên hoạt động giao tiếp hàng ngày và hầu hết các trẻ đã hình thành 2 kỹ năng này từ rất sớm. Còn kỹ năng đọc và viết, đòi hỏi trẻ phải được dạy một cách bài bản. Cha mẹ có thể dạy con tô màu hoặc dùng bút vẽ theo các ký tự và dạy con nhận biết các mặt chữ tại nhà.
Sẵn sàng giao tiếp với con: Ở độ tuổi từ 3-6 tuổi, các bé đã có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ đơn giản và cũng có thể hiểu được và biết cách truyền đạt ý nghĩ, mong muốn đến người khác bằng ngôn ngữ. Do đó cha mẹ và người thân nên dành thời gian để giao tiếp, tâm sự cùng con nhiều hơn. Qua đó điều chỉnh cách nói chuyện của trẻ, đồng thời cha mẹ có thể hiểu hơn về tâm tư, sở thích, nguyện vọng của con trẻ, giúp tình cảm gia đình càng trở nên khăng khít hơn.